Sự phổ biến Súng trường tự động Kalashnikov

Một chiến sĩ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam với khẩu AK-47 trong tay

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các quốc gia Liên Xô, CHND Trung Hoa, Hoa Kỳ đã cung cấp và viện trợ hàng loạt vũ khí cũng như các công nghệ quân sự cho các tổ chức và quốc gia đồng minh với mình. Lúc đó, các loại súng sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ như M14, M16 rất đắt tiền, vì vậy Hoa Kỳ chủ yếu viện trợ các vũ khí dư thừa thuộc thế hệ cũ hơn cho các đồng minh. Trong khi đó, chi phí sản xuất thấp của súng AK khiến cho Liên Xô có thể chế tạo vũ khí này với số lượng rất lớn và cung cấp cho các đồng minh của họ thay cho các vũ khí thừa thuộc thế hệ cũ. Kết quả là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, khẩu AK được Liên Xô và CHND Trung Hoa xuất khẩu với số lượng lớn (thậm chí là cho không) đến các quốc gia và tổ chức đồng minh của họ, ví dụ như Quân Giải phóng miền Nam ở Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Sandinista ở Nicaragua. Những khẩu súng AK đã có mặt trong quân đội của hơn 60 quốc gia và hàng trăm tổ chức bán quân sự khác.

Sau nhiều lần hoàn thiện, AK-47 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh. Trong toàn bộ thời kỳ chiến tranh lạnh và trong các cuộc xung đột lớn nhỏ trên toàn cầu hiện nay, AK-47 vẫn là loại súng phổ biến nhất thế giới, được rất nhiều lực lượng quân đội, các lực lượng vũ trang của trên thế giới cho đến các tổ chức tội phạm, tổ chức khủng bố sử dụng vì tính năng độ tin cậy rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn. Thậm chí, khi vớt khỏi bùn, chỉ cần tháo ra, dùng nước rửa sạch các bộ phận, lắp ráp lại là có thể bắn được. Các nguyên vật liệu để chế tạo súng tương đối phổ cập, chủ yếu là thép và gỗ. Trong điều kiện công nghệ phát triển không cao nhưng nhiều nước đang phát triển và cả một số nước kém phát triển cũng đã chế tạo được khẩu súng này với giá thành khá rẻ.[1] Theo số liệu của nhà kinh tế Phillip Killicoat, Đại học Oxford, Anh, giá trung bình của một khẩu AK-47 bán vào năm 2005 là 534 USD. Trong khi đó, riêng ở châu Phi, súng AK-47 được bán với giá rẻ hơn khoảng 200 USD (chỉ bằng 1/8 so với giá của 1 khẩu M-16), các khẩu AK sản xuất lậu có thể còn rẻ hơn nữa.

Do cấu tạo không quá phức tạp, dễ tháo lắp, chỉ cần một số dụng cụ cơ khí đơn giản (búa, kìm, đột, tống chốt, giũa, chổi con sâu), xạ thủ có thể bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ dễ dàng. Các bộ phận phụ: ốp che tay, báng, tay nắm bóp cò đều làm bằng gỗ nên rất dễ tự chế tạo theo mẫu. Súng có thể chịu được bùn, nước, cát bụi; rất phù hợp với những chiến trường có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.[37][38][39]. Ở Việt Nam, AK-47 được Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam sử dụng liên tục và phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam từ giữa thập niên 1960 cho đến khi kết thúc cuộc chiến với số lượng hàng triệu khẩu.

Tính đến giữa năm 2012, thì nhu cầu về súng AK-47 trên thị trường thế giới vẫn rất lớn với hơn 100 triệu khẩu đã được chế tạo trên khắp thế giới[40]. Ngay cả dân chúng Hoa Kỳ cũng đổ xô đi mua AK-47 với số lượng tương đương số lượng mà lực lượng quân đội và cảnh sát Nga sở hữu và được đánh giá là "Chất lượng và tính linh hoạt vượt xa bất cứ thứ gì khác trên thị trường"[4][41].

Các quốc gia sản xuất AK ngoài Liên Xô

Danh sách này chỉ tính các quốc gia sản xuất AK-47 chỉ với mục đích cung cấp cho quân đội. Tất nhiên AK-47 còn được sản xuất ở những nơi khác và mục đích khác. Một phiên bản AKM nâng cấp vẫn còn được sản xuất ở Nga.

Quốc giaCác biến thể
AlbaniaAutomatiku Shqiptar tipi 1982 (ASH-82) Súng trường tự động do Albania sản xuất năm 1982 (Bản sao nguyên mẫu của K-56, một trong những phiên bản của AKM Liên Xô)[42]
Tip C (Kiểu C) Súng trường bắn tỉa
Ấn ĐộAK-47
Ai CậpAK-47, súng trường tấn công (AKM), Maadi (tên do Ai Cập đặt)
Ba LanpmK/kbk AK (tên viết tắt được chuyển đổi từ pmK - nghĩa là "súng tiểu liên Kałasznikowa", Kalashnikov SMG trở thành kbk AK - "karabinek AK" nghĩa là súng Kalashnikov Carbine ra đời giữa những năm 1960) (AK-47), kbkg wz. 1960, kbk AKM (mẫu AKM), kbk AKMS (mẫu AKMS), kbk wz. 1988 Tantal dựa trên kiểu kbk AKMS wz. 81 sử dụng đạn 7.62 mm, kbs wz. 1996 Beryl
BulgariaAKK (AK-47 kiểu thứ ba), AKKS (Kiểu 3 với báng gấp bên cạnh)
AKKMS (AKMS) AKKN-47 (dùng cho lính đặc công, biệt kích đánh đêm)
AK-47M1 (Kiểu thứ 3 với báng, ốp bằng hỗn hợp gỗ nhựa ép màu đen)
AK-47MA1/AR-M1 (Tương tự loại -M1, nhưng dùng đạn 5.56 mm NATO)
AKS-47M1 (AKMS dùng đạn 5.56 NATO), AKS-47MA1 (tương tự AKS-47M1, nhưng chỉ có chế độ bán tự động)
AKS-47S (AK-47M1, phiên bản nòng ngắn, với báng súng gấp kiểu Đông Đức, có đèn laser chỉ thị mục tiêu)
AKS-47UF (Phiên bản nòng ngắn của -M1, báng gấp kiểu Nga), AR-SF (tương tự kiểu -47UF, nhưng dùng đạn 5.56 mm NATO)
AKS-93SM6 (Giống như -47M1, không có súng phóng lựu kèm theo)
RKKS, AKT-47 (dùng để huấn luyện)
CHDC ĐứcMPi-K (AK-47), MPi-KS (AKS), MPi-KM (AKM), MPi-KMS-72 (AKMS). Riêng kiểu KK-MPi kiểu 69 (dùng để huấn luyện xạ thủ bắn tỉa chọn lọc);
HungaryAK-63D/E (AMM/AMMSz), AKM-63, AMD-65, AMD-65M, AMP, NGM 5.56
IraqSúng trường bắn tỉa Tabuk, Súng trường tự động Tabuk (từ mẫu AKM/AKMS), Súng trường tự động nòng ngắn Tabuk (tên do Iraq đặt)
IranKLS (AK-47), KLF (AKS), KLT (AKMS)
Nam TưM64 (AK-47 với nòng dài), M64A (có gắn súng phóng lựu), M64B (kiểu M64 với báng gấp), M66, M70, M70A, M70B1, M70AB2
NigeriaOBJ-006[43]
PakistanSao chép từ đối thủ bằng thủ công và cơ khí tại các bộ lạc bán tự trị của Pakistan
Phần LanRK 62, RK 95 TP
RomâniaPM md. 63 (mẫu AKM), PM md. 65 (mẫu AKMS), PM md. 90 (mẫu AKMS), sản xuất để xuất khẩu với tên gọi AIM hay AIMS
PA md. 86 (mẫu AK-74), phiên bản xuất khẩu AIMS-74
PM md. 90 nòng ngắn (mẫu AK-104), PA md. 86 nòng ngắn (mẫu AK-105) phiên bản xuất khẩu có tên AIMR
SerbiaZastava M76, M77, M92, M21
SudanMAZ,[44] dựa trên mẫu K-56
CHDCND Triều TiênKiểu 58A (Kiểu thứ ba của AK-47), Kiểu 58B (toàn bộ bằng thép với báng gấp), Kiểu 68A (mẫu AKM-47) Kiểu 68B (Bắc triều tiên) (mẫu AKMS)
TrungQuốcK-56
VenezuelaNhà máy đang được xây dựng sẽ sản xuất theo giấy phép của Nga[45]
IsraelIMI Galil, Galil ACE, Galil ARM
Việt NamTừ đầu thập niên 1970 cho đến đầu thập niên 1990: Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành sản xuất mẫu Type 56 (của Trung Quốc) với hỗ trợ công nghệ sản xuất từ phía Trung Quốc. Type 56 do Norinco sao chép bất hợp pháp từ AK-47
Từ đầu thập niên 1990-nay: Quân đội Nhân dân Việt Nam tự tiến hành sản xuất AKM trong nước với tên gọi AKM-VN. Giấy phép sản xuất do phía Nga cấp.
STL-1A (phiên bản do các chuyên gia của Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam cải tiến trực tiếp từ AKM của Liên Xô cũ. STL-1A được trang bị báng gấp và ốp tay bằng plastic, ống bù giật giống như AK-103. Nhà máy Z111 bắt đầu tiến hành sản xuất súng từ đầu thập niên 2010)
Galil ACE (các phiên bản ACE-31 và 32, sản xuất tại Việt Nam từ năm 2014)

Bản quyền

Nga lâu nay luôn khẳng định rằng một lượng lớn súng AK-47 được sản xuất mà không được cấp phép từ IZH[46][47] Nhà máy sản xuất máy móc và công cụ Izhevsk (IZH) được cấp bằng sáng chế trong năm 1999, nước nào đã có bản quyền của AK-47? Thực sự rất khó hiểu. Vì vậy trên lý thuyết, việc những xưởng sản xuất khác ngoài Izhevsk tự tiện sản xuất AK được xem như là bất hợp pháp[22]. Tuy nhiên, hiện nay gần một triệu khẩu AK-47 đã được sản xuất trái phép mỗi năm[5].

Việc buôn bán trái phép các khẩu súng AK

Khẩu AKM của Cao Miên với phụ tùng màu đen.

Khẩu AK và các biến thể của nó là một trong những vũ khí cầm tay thịnh hành nhất trong thị trường chợ đen trên toàn thế giới, nó đã được bán trái phép cho các chính quyền, các phiến quân, các tổ chức tội phạm và các cá nhân với sự giám sát rất lỏng lẻo[48]. Ở một số quốc gia, giá của khẩu AK rất rẻ; tại Pakistan, Somalia, Rwanda, Mozambique, CHDC CongoEthiopia, giá cả dao động từ 30 đến 125 USD mỗi khẩu và càng ngày càng thấp trong những thập niên gần đây do vô số các sản phẩm nhái của khẩu AK gốc đã được sản xuất. Khi Moisés Naím khảo sát một thị trấn nhỏ của Kenya năm 1986, một khẩu AK-47 có giá bằng 15 con bò nhưng vào năm 2005 giá giảm xuống chỉ còn bốn con bò, việc này có nghĩa là nguồn cung cấp súng AK rất phong phú.[49] AK-47 đã xuất hiện trong các cuộc xung đột vũ trang tại bán đảo Balkan, tại Iraq, Afghanistan và Somalia[50].

Sau khi quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan, họ để lại quốc gia này rất nhiều vũ khí trong đó có những khẩu súng AK[cần dẫn nguồn], thứ vũ khí đã được dùng trong cuộc chiến giữa chính quyền Taliban với Liên minh miền Bắc và được xuất khẩu sang Pakistan. Khẩu súng hiện đang được chế tạo trên các vùng lãnh thổ bán tự trị tại (xem thêm bài Khyber Pass Copy). Nó được sử dụng rộng rãi bởi các bộ lạc châu Phi ví dụ như các bộ tộc Hamer.[cần dẫn nguồn]

Tổ chức Ngân hàng Thế giới đã ước tính: trong số 500 triệu vũ khí cầm tay được lưu hành trên thế giới, có đến 100 triệu là các vũ khí thuộc họ Kalashnikov, và 75 triệu là các khẩu AK-47[51]. Vì được sử dụng quá rộng rãi nên thương vong do AK-47 gây ra cũng vượt xa các loại vũ khí khác. Người ta ước tính rằng số thương vong do súng trường AK-47 gây ra nhiều hơn số người chết do các loại pháo binh, không kích và rocket cộng lại. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết do trúng đạn từ súng trường Kalashnikov với nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau.

Trong một hội nghị của Liên Hiệp Quốc về việc giải quyết những vấn nạn gây ra bởi các vũ khí được buôn bán trái phép vào năm 2006, Mikhail Kalashnikov nói rằng ông đánh giá cao vai trò của súng AK-47 trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng việc những sản phẩm nhái lại khẩu AK-47, việc những kẻ buôn lậu lợi dụng thương hiệu Kalashnikov để bán loại súng này cho các thành phần khủng bố và những kẻ tội phạm đã khiến ông rất tức giận[52].

Ảnh hưởng của AK-47 trong văn hóa

Các mẫu súng tiểu liên AK do CHDC Đức sản xuất trưng bày tại Bảo tàng Tăng Munster. Từ trên xuống: MPi-K 7.62 mm, MPi-KM 72 7.62 mm, MPi 69 7.62 mm, MPi-KMS (bản báng gấp của MPi-K), MPi-KmS 72 (bản báng gấp của MPi-KM 72), MPi-AKS 74 5.45 mm, MPi-AKS 74NK 5.45 mm

Sự phổ biến của AK-47 không chỉ được thể hiện ở mặt doanh số sản xuất và doanh số bán ra của nó. Danh tiếng của AK-47 trong các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự và các hoạt động bạo lực đã làm cho hình ảnh của nó in sâu vào tiềm thức con người và trở thành một biểu tượng cho tinh thần chiến đấu. Trong chiến tranh Việt Nam và cho đến tận cuối những năm 1989, hình bóng khẩu AK-47 có mặt ở hầu hết các tranh cổ động, các bích trương từ thành thị đến nông thôn. Trong số các súng đạo cụ (súng giả và súng thật) sử dụng tại các đoàn nghệ thuật, các xưởng phim, khẩu AK-47 chiếm một số lượng lớn so với các loại khác.

Thậm chí, biểu tượng của một số quốc gia và một số tổ chức cũng sử dụng hình dạng của khẩu AK-47 như một yếu tố hình tượng bên cạnh các yếu tố hình tượng khác. Hình ảnh của khẩu AK đã xuất hiện trong cờ và quốc huy Mozambique, một sự thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo của các quốc gia này giành được quyền lực phần nào nhờ vào việc sử dụng hiệu quả các khẩu AK-47[53]. Nó cũng xuất hiện trên quốc huy ZimbabweĐông Timor, quốc huy của Burkina Faso những năm 1984-1997, cờ của tổ chức Hezbollah, và biểu trưng của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Một người lính thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam đang cầm trên tay khẩu AKM báng gập (phiên bản AKMS)

Ở các nước phương Tây, nhất là Mỹ, khẩu AK-47 thường được xem là nằm trong tay các quốc gia mà Mỹ liệt vào "trục ác": ban đầu là Liên Xô, sau đó là các đồng minh theo khối Xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 1980, Liên Xô trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chủ yếu cho các nước có tư tưởng chống Mỹ - trong đó bao gồm nhiều nước Trung Đông như Syria, Libya và Iran - những nước này sẵn sàng liên minh với Liên Xô để chống lại các nước theo phe Mỹ như Israel. Sau khi Liên Xô sụp đổ, AK-47 được sản xuất lậu khắp nơi và được bán công khai lẫn bán lén lút trên chợ đen cho bất cứ tổ chức nào, kể cả cho các băng đảng tội phạm, băng đảng ma túy, các chính quyền độc tài và gần đây nhất AK xuất hiện trong tay các tổ chức có đường lối cực đoan, các tổ chức khủng bố như Taliban, Al-QaedaAfghanistan, Iraq và các du kích FARC ở Colombia. Trong các bộ phim Mỹ, các băng đảng tội phạm và khủng bố thường được trang bị các khẩu AK.

Ở México, khẩu súng này mang tên là Cuerno de Chivo và hình ảnh của nó thường gắn liền với các băng đảng mafia cũng như các hoạt động buôn bán ma túy. Trong một số bài hát dân ca cũng có nhắc đến khẩu súng AK.

Vào năm 2006, nhạc sĩ kiêm nhà hoạt động hòa bình người Colombia César López đã chế tạo một nhạc cụ mang tên escopetarra, thực chất đây là một chiếc đàn ghi-ta được làm từ một khẩu súng AK. Một cây đàn như thế này đã được bán với giá 17000 USD trong một buổi gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ những nạn nhân của mìn. Một cây đàn khác đã được trưng bày tại Hội nghị giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc.[54]

Biểu tượng của quốc gia có hình khẩu AK-47

  • Quốc kỳ của CHDCND Mozambique
  • Quốc huy của CHDC Đông Timor
  • Quốc huy của CHND Zimbabwe
  • Quốc huy của Burkina Faso trong giai đoạn 1984-1997

Biểu tượng của tổ chức có hình khẩu AK-47

Viện bảo tàng Kalashnikov

Viện bảo tàng Kalashnikov (hay còn gọi là Viện bảo tàng AK-47) mở cửa vào ngày 11 tháng 4 năm 2004 tại Izhevsk, một thành phố nằm ở vùng Ural của nước Nga.

Nadezhda Vechtomova, Giám đốc Viện bảo tàng nói:

Chúng tôi nhấn mạnh đến khía cạnh hòa bình của câu chuyện. Chúng tôi đang cố tách thứ vũ khí này như là một vũ khí giết người từ những người sản xuất chúng và giới thiệu về lịch sử của nó ở đất nước tôi.
— Nadezhda Vechtomova

Các quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng AK-47

Khẩu AK-12 được Nga nghiên cứu và sản xuất từ năm 2014, đây là mẫu thiết kế mới nhất của dòng súng AK-47Khẩu Galil ACE 32 được Israel chế tạo dựa trên AK-47

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Súng trường tự động Kalashnikov http://english.peopledaily.com.cn/200610/02/eng200... http://kalashnikov-weapons-museum.ak47-guide.com/c... http://www.cbsnews.com/stories/2007/07/06/world/ma... http://www.foxnews.com/story/0,2933,288456,00.html http://www.medialb.com/forumi/detaje.asp?forumi=22... http://blogs.reuters.com/oddly-enough/2007/06/14/m... http://www.strategypage.com/dls/articles/20030423.... http://www.upi.com/International_Security/Industry... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.ak-47.net/ak47/galil.html